Stop Loss là gì? Cách cài đặt lệnh stop loss hiệu quả nhất

Các chuyển động của thị trường tài chính diễn ra rất phức tạp và không thể đoán trước được. Stop loss (hay còn gọi với tên gọi khác là lệnh cắt lỗ)  được xem là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ nhiều trong giao dịch chứng khoán. Vậy, stop loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong chứng khoán như thế nào?

Stop Loss là gì?

Stop Loss là gì?

Stop Loss (viết tắt SL) là lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động được nhà đầu tư cài đặt sẵn (nhưng không bắt buộc) trong những lệnh giao dịch của mình. Mục đích của lệnh stop loss là giảm thiểu rủi ro và giới hạn mức thua lỗ tại một con số cố định trong trường hợp thị trường đi ngược với định hướng kỳ vọng của nhà đầu tư.

Stop loss được thiết lập sẵn ở mức giá cụ thể, khi hành động giá di chuyển ngược so với hướng vào lệnh của nhà đầu tư và chạm vào mức giá này thì lệnh giao dịch cũng sẽ tự động đóng ngay lập tức. Số tiền thua lỗ ngay lập tức sẽ được phần mềm tính toán và trừ thẳng vào tài khoản của nhà đầu tư.

  • Đối với lệnh Buy, stop loss được đặt thấp hơn với mức giá khớp lệnh và thường nằm ở dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Đối với lệnh Sell,  stop loss đặt ở mức giá cao hơn giá khớp lệnh và thường nằm ở  trên vùng kháng cự quan trọng.

Tầm quan trọng của việc đặt Stop Loss

Việc đặt cắt lỗ vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua trong những giao dịch của mình. Nếu bạn băn khoăn không biết vì sao phải đặt cắt lỗ thì bạn hãy tham khảo ý nghĩa của việc đặt lệnh stop loss sau đây.

  • Tránh việc thua lỗ quá nhiều

Thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không ai muốn mình bị thua lỗ quá nhiều trong trường hợp dự đoán sai lệch xu hướng. Do đó, nếu không đặt lệnh stop loss, khi thị trường biến động mạnh rất dễ sẽ dẫn đến tình trạng cháy tài khoản. Việc đặt lệnh stop loss sẽ giúp nhà đầu tư giới hạn mức rủi ro tối đa mình có thể chấp nhận được dù thị trường có biến động mạnh cỡ nào đi nữa.

  • Kiểm soát vấn đề tâm lý khi giao dịch

Hầu hết những nhà đầu tư đều có tư tưởng “gồng lỗ”, mặc dù giá đi ngược xu hướng nhưng họ vẫn muốn duy trì lệnh stop loss thêm một thời gian nữa, bởi họ luôn hi vọng giá sẽ quay đầu và di chuyển theo đúng hướng dự đoán ban đầu. Điều này dẫn đến những khoản lỗ ngày càng nhiều. Nhưng khi đặt lệnh SL, điểm cắt lỗ đã được cài đặt sẵn, nhà đầu tư sẽ không bị chi phối bởi tâm lý khi giao dịch.

  • Không phải theo dõi lệnh thường xuyên

Không phải nhà đầu tư nào cũng có thời gian theo dõi thị trường liên tục để cắt lỗ hoặc chốt lời kịp thời. Stop Loss chính là giải pháp giúp nhà đầu tư đóng lệnh và giảm thiểu thua lỗ khi thị trường đi ngược với hướng vào lệnh ban đầu ngay cả khi đang offline và khi tài khoản vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh Stop Loss

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh Stop LossƯu điểm và nhược điểm của lệnh Stop Loss

Việc đặt lệnh stop loss hay không sẽ tùy thuộc vào nhà đầu tư. Để quyết định có nên đặt lệnh này hay không, nhà đầu tư có thể tham khảo một số ưu điểm – nhược điểm dưới đây.

Ưu điểm

  • Giảm tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư: Trong xu hướng giảm giá cổ phiếu, lệnh cắt lỗ giúp cho nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn được khoản lỗ trong khả năng có thể chấp nhận. Nhiều nhà đầu tư không đặt lệnh cắt lỗ trong xu hướng giảm vì họ hy vọng giá của cổ phiếu sẽ lại tăng, kết quả là giá giảm sâu hơn và họ chịu lỗ lớn hơn.
  • Đây là lệnh tự động: Khi đặt lệnh này thì lệnh bán cổ phiếu sẽ tự động thực hiện ngay khi giá giảm xuống bằng hoặc ở dưới mức giá nhà đầu tư đặt.
  • Giúp duy trì tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận mong muốn: Khi tham gia vào thị trường, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng có một mức lợi nhuận nhất định (5%, 10%, 50%…), đồng thời họ cũng sẵn sàng chấp nhận khoản thua lỗ tương tự. Việc thiết lập lệnh stop loss sẽ giúp nhà đầu tư duy trì được mức độ kỳ vọng này.
  • Đảm bảo mọi việc được thực hiện theo kế hoạch: Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị cảm xúc chi phối như chờ đợi giá tăng cao hơn nữa hoặc giá đang giảm nhưng biết đâu sẽ tăng trở lại thì sao. Cảm xúc này khiến nhà đầu tư không kịp thời đặt lệnh mua hoặc bán theo kế hoạch. Việc đặt lệnh stop loss từ trước sẽ giúp loại bỏ sự chi phối này và mọi việc vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch ban đầu.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, đặt lệnh stop loss cũng có những nhược điểm. Những nhược điểm này thường sẽ xuất hiện khi nhà đầu tư dự đoán sai biến động của thị trường và sử dụng sai thời điểm.

  • Rủi ro trong sự biến động ngắn hạn: Chu kỳ biến động giá của một cổ phiếu không xác định, có khi là vài ngày, vài tháng, thậm chí là vài năm. Trong một chu kỳ ngắn hạn, nếu như nhà đầu tư đặt lệnh stop loss bán thì lệnh bán sẽ tự động thực hiện trước khi giá tăng trở lại và gây thua lỗ cho nhà đầu tư.
  • Hạn chế mức lợi nhuận: Tại một chu kỳ tăng giá, nếu như đặt giá giới hạn bán quá sớm thì nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ lợi nhuận với mức giá tiếp tục tăng sau đó.
  • Khó khăn khi xác định giá giới hạn: Khi đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư cần phải xác định mức giá bán hoặc giá mua giới hạn. Việc xác định mức giá phù hợp sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Cách tính stop loss trong chứng khoán

Để đầu tư giao dịch mang lại hiệu quả và tìm kiếm được lợi nhuận nhà đầu tư cần phải biết tính toán điểm cắt lỗ sao cho hợp lý. Cụ thể, để tính Stop loss, nhà đầu tư có thể tiến hành như sau:

Sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến, mô hình giá… sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra được điểm chốt lời, dừng lỗ hợp lý.

Nếu như nhà đầu tư giao dịch theo tin tức thì nhà đầu tư có thể dựa vào một trong 2 cách đó là:

  • Dựa vào tổng vốn hiện có: Bạn có thể tính được stop loss bằng 1 – 2% tổng số vốn mà mình đang có. Đây là cách đặt cắt lỗ cơ bản nhất cho những nhà đầu tư chưa am hiểu về phân tích thị trường.
  • Dựa vào sự biến động thị trường: Nếu thị trường có sự biến động mạnh thì đặt kích thước stop loss lớn. Ngược lại, nếu như thị trường yên ả thì bạn nên đặt lệnh Stop loss gần với điểm đặt lệnh. Để có thể xác định sự biến động thì bạn có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.

Những lệnh stop loss trong chứng khoán

Chúng ta nên lựa chọn loại cắt lỗ nào? Để trả lời được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu những lệnh stoploss trong giao dịch chứng khoán.

Lệnh Stop loss được bảo đảm hay không được bảo đảm

Về cơ bản, stop loss chính là lệnh cắt lỗ miễn phí và không được bảo đảm. Tuy nhiên, cũng có sàn chứng khoán tính phí SL không được bảo đảm. Vậy lệnh stop loss được bảo đảm là lệnh như thế nào?

Stop loss được bảo đảm là chính sách bảo hiểm mà những sàn chứng khoán đưa ra. Họ đảm bảo lệnh stoploss được đóng tại mức giá mà nhà đầu tư cài đặt. Nhà đầu tư mất một khoản phí nhỏ khi dùng lệnh stoploss được đảm bảo và nếu như lệnh không được thực thi như mong muốn thì mức phí này thường được hoàn lại cho nhà đầu tư. Vậy tại sao lại nên chọn lệnh cắt lỗ được đảm bảo? Bởi vì nó cho phép nhà đầu tư thực hiện lệnh cắt lỗ ở mức giá đã chỉ định, dù thị trường biến động như thế nào. Vậy lệnh cắt lỗ được đảm bảo có luôn đáng tin? Điều này cũng không hẳn. Nhiều sàn chứng khoán sẽ tính phí dịch vụ stoploss được miễn trừ mọi trách nhiệm ở thời điểm thị trường biến động mạnh và chứa nhiều tin tức kinh tế lớn.

Để hiệu quả của lệnh stoploss được bảo đảm, nhà đầu tư cần kiểm tra thật kỹ những điều kiện giao dịch của sàn chứng khoán.

Hướng dẫn đặt lệnh Stop loss đúng cách

Hướng dẫn đặt lệnh Stop loss đúng cáchHướng dẫn đặt lệnh Stop loss đúng cách

Hiểu rõ bản chất của Stop Loss là chưa đủ để phát huy vai trò của nó trong giao dịch ngoại hối. Một chiến lược với những quy trình cài đặt stop loss trong giao dịch chứng khoán rõ ràng sẽ giúp những nhà giao dịch kiểm soát và quản lý rủi ro tốt nhất. Cài đặt lệnh SL không tuân thủ theo quy trình mặc định cụ thể nào đó nhưng nó vẫn có những nguyên tắc nhất định mà nhà giao dịch cần biết để có thể cài đặt và sử dụng hiệu quả loại công cụ này.

Hướng dẫn cài đặt stop loss trong chứng khoán

Bước 1: Xác định vị trí để giao dịch

Xác định vị trí để giao dịch là bước quan trọng đầu tiên nhà đầu tư cần phải làm trước khi tiến hành đặt lệnh Stop Loss. Việc nhận định các khoảng cách về giá dựa trên sự tính toán điểm vào lệnh sẽ giúp những nhà giao dịch phát hiện thời điểm không thuận lợi và hình thành các dự đoán ban đầu để cài đặt lệnh Stop Loss.

Bước 2: Xác định vị trí chốt lời và cắt lỗ

Các nhà đầu tư cần phải xác định vị trí của Take profit trên biểu đồ giá ở cặp tiền tệ để biết được khoảng pip mình cần thực hiện đặt lệnh. Khoảng cách stop loss phải tỷ lệ tương đương với khoảng cách của Stop – gain. Điều này sẽ giúp cho nhà giao dịch giảm tình trạng giá phá vỡ cấu trúc gây hỏng chiến lược hỗ trợ của bạn.

Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward (tỷ lệ stop loss và take profit)

Tỷ lệ Risk:Reward là nhân tố quan trọng mà nhà đầu tư cần phải xem xét. Nếu tỷ lệ này chưa đảm bảo thì tuyệt đối không nên tiến hành đặt lệnh mà hãy chờ cơ hội khác thích hợp hơn để đặt Stop Loss. Còn nếu tỷ lệ R:R = 1:1 hoặc R:R = 1:2 và có thể hơn tùy vào đánh giá của mỗi người thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiến hành đặt lệnh.

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch phù hợp

Hãy xác định khối lượng giao dịch phù hợp và nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, những khoản lỗ mà bạn có thể chấp nhận. Mức lỗ trong mỗi giao dịch tuyệt đối sẽ không được vượt quá số tiền đang có trong tài khoản. Ví dụ bạn quy định mức độ rủi ro tối đa mỗi lệnh là 1 – 2% tổng số vốn ở tài khoản để làm tham chiếu xác định quy tắc stop loss. Quy trình này sẽ giúp cho nhà đầu tư kiểm soát nguồn vốn hiện có và giảm thiểu được những rủi ro.

Bước 5: Thực hiện đặt lệnh

Sau khi tính toán những yếu tố trên cũng như đã phân tích xong biểu đồ giá, hãy tiến hành đặt Stop Loss tại thời điểm thích hợp. Cần phải kết hợp với việc phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, biểu đồ nến hay xác định hỗ trợ và kháng cự…. để có thể đo lường chính xác và tính toán khoảng cách cài đặt Stop Loss sao cho phù hợp.

Một số lưu ý cần tránh khi đặt lệnh Stop Loss

Một số lưu ý cần tránh khi đặt lệnh Stop LossMột số lưu ý cần tránh khi đặt lệnh Stop Loss

Việc đặt lệnh SL là điều vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo nên một giao dịch thành công cho nhà đầu tư. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đặt lệnh stop loss mà nhà đầu tư nên lưu ý:

  • Đặt lệnh stop loss quá gần

Đặt lệnh stop loss gần có thể làm cho nhà đầu tư thua lỗ ít hơn nếu chẳng may thị trường đi ngược với xu hướng dự đoán. Tuy nhiên, khi đặt lệnh stop loss quá gần sẽ dẫn đến trường hợp đó là lệnh của bạn bị quét sớm trước khi giá chính thức đi đúng như hướng đã kỳ vọng.

Có nhiều trường hợp giá vừa chạm lệnh stop loss, ngay lập tức lại chuyển hướng ngược lại, khiến cho nhà đầu tư mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Vì vậy hãy đặt lệnh SL vừa đủ, dựa trên những vùng tranh chấp giá quan trọng giữa bên mua và bên bán để tránh bỏ lỡ cơ hội hay buộc dừng cuộc chơi sớm trong tiếc nuối.

  • Đặt lệnh stop loss quá xa

Ngược lại với sai lầm đặt lệnh stop loss quá gần thì đặt lệnh stop loss quá xa và không có điểm tựa cũng vô cùng rủi ro. Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng việc đặt lệnh stop loss xa sẽ không bị quét SL nhưng nếu dự đoán sai hướng thì lệnh stop loss chỉ khiến bạn gồng lỗ nặng hơn và thiệt hại nhiều hơn.

  • Dời và thả stop loss

Khi nhà đầu tư quá tin và nhận định của mình, vì vậy khi giá đi ngược so với kỳ vọng thì sẽ có động thái dời lệnh Stop loss để tránh bị quét, đặc biệt là khi hành động giá di chuyển sát đến điểm đặt lệnh stop loss. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và chỉ khiến nhà đầu tư thua lỗ thêm mà thôi.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về Stop Loss. Hy vọng sẽ giúp những nhà đầu tư hiểu rõ hơn Stop Loss là gì và cách đặt lệnh cắt lỗ sao cho đem lại hiệu quả nhất. Hãy luôn nhớ nếu muốn thành công trong chứng khoán bạn phải luôn đặt cắt lỗ để quản lý giao dịch và giảm thiểu tối đa rủi ro cho mình nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Mrs.Bích Thủy

  Hotline (zalo) :  09043 59 559 –  0914 051 216

Đăng ký www.dautuforex.vn  www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất

Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2

Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2

Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

bạn muốn nhận robot giao dịch tự động

Đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33

Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2

Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch

đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32

Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2

Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin

Đăng ký tại đây https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2

Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần

Đăng ký tại đây https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9

Tag : Đầu tư forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here