Mỹ: COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế

Henry

Theo dự báo của Credit Suisse, GDP của Mỹ trong quý 2/2020 sẽ giảm 33,5%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1945, cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.

Với ít nhất 90% số người Mỹ đang bị phong tỏa dưới các hình thức để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, các nhà kinh tế cho rằng việc thu thập dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Do gần một nửa số doanh nghiệp Mỹ đóng cửa khi các nhà chức trách nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, số liệu kinh tế của nước này trong những tháng tới có thể không đáng tin cậy và việc xác định rõ ràng mức độ nghiêm trọng của suy thoái do dịch bệnh cũng sẽ khó khăn hơn.

Các cơ quan của chính phủ như Cục Thống kê Lao động (BLS) của Bộ Lao động, Cục Thống kê Dân số và Cục Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, bao gồm báo cáo việc làm, bằng việc lấy thông tin từ các doanh nghiệp và các gia đình thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại.

Các nhà đầu tư, giới hoạch định chính sách và các doanh nghiệp dựa vào số liệu kinh tế để đưa ra các quyết định quan trọng.

Dịch COVID-19 đã cho thấy tác động trong báo cáo việc làm tháng Ba, khi tỷ lệ trả lời khảo sát giảm.

Theo dự báo của Credit Suisse, GDP của Mỹ trong quý 2/2020 sẽ giảm 33,5%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1945, cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.

Trước đó, mức giảm GDP theo quý thấp nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là 8,4% và 10% trong quý đầu tiên của cuộc khủng hoảng Eisenhower năm 1958.

Tuy nhiên, theo Credit Suisse, nền kinh Mỹ sẽ được phục hồi theo biểu đồ tăng trưởng nhẹ hình chữ “V” vào quý 3 năm nay khi hết dịch với GDP sẽ tăng vọt lên 19% trong quý 3 và 11% trong quý 4/2020.

Dự báo của Credit Suisse cũng cho biết, GDP cả năm 2020 của Mỹ sẽ giảm 5,3%, cao hơn mức giảm 2,8% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cùng với dự báo ảm đạm về mức sụt giảm GDP của ngân hàng Credit Suisse, một loạt ngân hàng và chuyên gia kinh tế khác cũng dự báo Mỹ sẽ rơi vào suy thoái hoặc đã ở trong tình trạng khủng hoảng do dịch COVID-19 khi các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng đang bị hạn chế.

Cựu Chủ tịch Fed: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể đã ở mức 12-13%

Ngày 6/4, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể đã ở mức 12 hoặc 13%, cao hơn mức cao nhất trong cuộc Đại suy thoái.

Trong một cuộc phỏng vấn của hãng CNBC, bà Yellen cho rằng nếu có một thống kê thất nghiệp kịp thời, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ lên tới 12% hoặc 13% vào thời điểm này và tiếp tục tăng lên cao hơn.

Báo cáo việc làm hàng tháng của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng từ 3,5% trong tháng Hai lên 4,4% trong tháng Ba.

Tuy nhiên, báo cáo này dựa trên dữ liệu từ đầu tháng, trước khi nhiều chính quyền tiểu bang đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và yêu cầu mọi người ở nhà. Điều này đã dẫn đến con số gần 10 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ chỉ sau hai tuần.

Bà Yellen cũng đặt ra nghi ngờ về việc liệu sự phục hồi kinh tế có nhanh như nhiều người hy vọng hay không, với sự sụt giảm nhanh chóng như hiện tại. Chuyên gia này nhận định sự phục hồi là có thể, song cho rằng kết quả sẽ tồi tệ hơn và nó thực sự phụ thuộc vào mức độ thiệt hại trong thời gian nền kinh tế ngừng hoạt động.

Fed sẽ hỗ trợ gói cho vay trị giá 349 tỷ USD với doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 6/4 cho biết sẽ hỗ trợ chương trình cho vay trị giá 349 tỷ USD của chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu được triển khai vào ngày 3/4.

Fed sẽ mua các khoản vay mà các ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ như một phần của chương trình mà các ngân hàng và Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ đã thực hiện và nằm trong gói cứu trợ kinh tế 2.200 tỷ USD.

Các khoản vay này có thể được miễn nếu được chi cho việc trả lương để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục trả lượng cho nhân viên hay tuyển dụng lại những lao động mà họ cho nghỉ gần đây.

Với việc mua lại các khoản vay, Fed sẽ tạo động lực để các ngân hàng tăng cường cho vay nhờ việc giúp giải phóng thêm tiền mặt, bởi khi cho vay các ngân hàng phải dành ra một khoản dự phòng trường hợp vỡ nợ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here