Market update 21/05/2020: Tâm lý mở cửa nền kinh tế trở lại đang là động lực chi phối hướng đi của thị trường

Đó là kết luận sau khi ta nhìn qua một loạt những món hàng có tính high beta asset classes hay là các loại tài sản có mức rủi ro cao nhưng đồng thời cũng có kỳ vọng lợi nhuận cao như U.S Equity hay là các comodity currency như AUD, NZD…

Khởi đầu đi là diễn biến trên U.S. Equity hay thị trường chứng khoán Mỹ thì có thể nói nó đang nằm trong một Rally mode, all stock prices are trading sharply higher again today. Chart #1 dưới đây là chỉ số Nasdaq Composite Index ($COMPQ) hiệnđang được trade tại mức cao nhất 3 tháng qua; chart #2 là chỉ số S&P500– cây thước đo nhịp tim của thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang được test lại lằn ranh 200-day moving average và cuối cùng là chart #3 là chỉ số Dow Industrials cũng đang test lại đỉnh cao nhất của tháng 4.2020.

Chart #1: Chỉ số Nasdaq tăng cao nhất 3 tháng qua

Chart #2: Chỉ số S&P500 đang test lại lằn ranh MA200

Chart #3: Chỉ số Dow Jone đang trade tại đỉnh cao tháng 4.2020

Và điểm nhấn nữa trên U.S Equity lúc này là các Smaller stocks đang có mức tăng mạnh hơn các larger stocks, điều này thể hiện kỳ vọng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ sớm mở của trở lại hơn so với các quốc gia bên ngoài Mỹ, điển hình như là vùng đất Âu Châu. Chart #4 dưới đây cho thấy tỉ số giữa các cổ phiểu nhỏ lẻ ($SML) chia cho các cổ phiếu có vốn hóa lớn ($SPX) đang chuyển mình đi lên. Đó chính là dấu hiệu cho thấy một risk appetite sentiment đang thịnh hành trong market hiện tại. Và đó cũng là lý do cho sự gia tăng khá mạnh mẽ của các comodity currency như AUD và NZD trong những phiên trading gần đây.

Chart #4: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ đang chuyển mình tăng mạnh hơn cổ phiếu có vốn hóa lớn

Chart #5 dưới đây là chỉ số đồng tiền Úc châu ($XAD), cùng với một tỉ số để đo lường sức mạnh giữa kỳ vọng lạm phát và giảm phát trong tương lai của Mr. Pring – một trong những cây đại thụ trong làng TA. Khi tỉ số này đi lên nó hàm ý rằng kỳ vọng lạm phát đang áp đảo kỳ vọng về giảm phát và do đó các loại tài sản như hàng hóa như OIL, Kim khoán quặng,… hay các comodity currency như AUD, NZD sẽ nhận được trợ lực đi lên. Có thể thấy trong chart này tỉ số Pring chuyển mình đi lên ngay trước khi đồng tiền AUD bottoming tạo đáy và đi lên. Điểm đáng nói là cái thế chart hiện tại của nó đang nằm trong một uptrend mạnh mẽ, và nếu cái thế chart này vẫn còn được tiếp tục thì cái hướng lên của tiền hàng hóa (AUD, CAD, NZD) sẽ vẫn còn duy trì dài lâu.

Chart #5: Kỳ vọng lạm phát tăng trở lại đang là trợ lực cho các đồng tiền hàng hóa

Và với những diễn biến trên equity cùng currency như miêu tả trên thì có thể nói rằng market hiện tại đang nằm trong một risk appetite toàn phần. Điều này có nghĩa các lớp tài sản an toàn như U.S Bond sẽ mất đi ưu thế. Dòng tiền sẽ rotate từ Bond để chạy sang các risky assets qua đó gián tiếp làm đồng USD suy yếu.

Kết luận:

Với trading theme hiện tại như vậy, chiến lực chủ đạo lúc này vẫn là canh me GO LONG các cặp tiền XXX/USD và GO SHORT các cặp tiền có định dạng USD/XXX. Dầu và Chứng khoán vẫn tiếp tục được ưu tiên canh mua. Riêng vàng kỳ này tạm thời bỏ qua bởi hai lực tác động ngược chiều nhau: Lực thứ nhất giúp vàng đi lên do đồng USD suy yếu; Lực thứ nhì đẩy vàng đi xuống do smart money tháo chạy khỏi safe havens.
Anyway, trading is flexible! Cho nên nếu diễn biến liên thị trường này thay đổi thì ta cần linh động chuyển mình theo nó.

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

__BT GROUP__

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here