Khiến Trung Quốc ‘đứng ngồi không yên’, dự án Vòm Vàng của Mỹ thực sự nguy hiểm?

Trung Quốc chỉ trích dự án phòng thủ tên lửa Golden Dome (Vòm Vàng) của Mỹ, lo ngại về an ninh toàn cầu và chạy đua vũ trang trong không gian.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ “quân sự hóa không gian” với dự án phòng thủ tên lửa Golden Dome của ông Trump. Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích kế hoạch mới về hệ thống phòng thủ tên lửa vũ trụ này là sẽ đẩy không gian trở thành chiến trường mới và gây mất ổn định an ninh toàn cầu.

Phát biểu hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố: “Golden Dome có bản chất tấn công rõ rệt, vi phạm nguyên tắc sử dụng hòa bình theo Hiệp ước Không gian Vũ trụ. Dự án sẽ làm gia tăng nguy cơ biến không gian thành chiến trường và thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ”.

Bà Mao kêu gọi Mỹ từ bỏ việc phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu này, đồng thời cáo buộc Washington đang theo đuổi mục tiêu bá quyền không gian với cái gọi là “an ninh tuyệt đối” – điều mà Bắc Kinh cho là làm suy yếu an ninh toàn cầu và sự tin cậy chiến lược giữa các cường quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Vòm Vàng nguy hiểm đến mức nào?

Bốn mươi năm sau khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lần đầu đưa ra ý tưởng, các nhà lãnh đạo trong ngành quốc phòng cho rằng công nghệ hiện nay đã đủ tiên tiến để hiện thực hóa một hệ thống mái vòm bảo vệ vô hình bằng radar không gian, vũ khí laser và hệ thống đánh chặn tên lửa bao phủ nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn bị cuốn hút bởi hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel, đã ký sắc lệnh yêu cầu Bộ Quốc phòng bắt đầu lập kế hoạch cho phiên bản Mỹ — được đặt tên là “Vòm Vàng” — vào tháng một năm nay.

Tuy nhiên, Israel chỉ có diện tích tương đương tiểu bang New Jersey, trong khi quy mô đất đai rộng lớn của Mỹ khiến việc thiết lập một mái vòm phòng thủ trở nên phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra, mối đe dọa với Israel chủ yếu đến từ các nước láng giềng sử dụng vũ khí tầm ngắn, trong các mối đe dọa mà Mỹ thường xuyên đề cập — như Triều Tiên, Iran, Nga và Trung Quốc — lại ở cách nửa vòng trái đất, sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và vũ khí siêu vượt âm, làm gia tăng đáng kể thách thức cho dự án này.

Do đó, nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp: Liệu Vòm Vàng sẽ bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả Hawaii, Alaska và các căn cứ quân sự ở Guam? Hay nó có đủ khả năng đối phó với tên lửa tầm ngắn, tầm xa, máy bay không người lái và cả máy bay có người lái?

‘Dự án Manhattan’ thứ hai

Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng cùng Văn phòng Quản lý Ngân sách sẽ trình lên Nhà Trắng bản đề xuất tài chính cho dự án. Trong khi đó, các lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng khẳng định công nghệ hiện có đã đủ để hiện thực hóa Vòm Vàng.

Ông Phil Jasper, Chủ tịch Raytheon — tập đoàn chế tạo hệ thống tên lửa Patriot và Javelin — cho biết: “Chúng tôi cho rằng hệ thống cần được thiết kế theo nhiều lớp. Việc bắn hạ một UAV rất khác so với đánh chặn một tên lửa siêu vượt âm”.

Hiện Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa phân tầng, gọi là Hệ thống Chỉ huy, Kiểm soát, Quản lý Chiến đấu và Truyền thông (C2BMC), sử dụng radar để phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa.

Các thành phần chính bao gồm: Hệ thống THAAD để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Hệ thống Patriot để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay.

Hiện chỉ có 7 khẩu đội THAAD hoạt động trên toàn cầu, với một khẩu đội thứ tám dự kiến sẽ được triển khai trong năm nay.

Tướng Michael Guetlein thuộc Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, việc xây dựng Vòm Vàng sẽ đòi hỏi sự phối hợp toàn diện từ tất cả lực lượng — Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Không quân, Lục quân, Hải quân, Tuần duyên, v.v. — với quy mô tương đương Dự án Manhattan thời Thế chiến II.

Quy mô quốc gia

Nhiều nhà thầu quốc phòng từ lâu đã dự đoán dự án này sẽ xuất hiện, cho rằng vùng bảo vệ có thể bắt đầu từ các thành phố lớn như New York, Washington, D.C., hay các căn cứ quân sự trọng yếu, sau đó mở rộng ra toàn quốc.

Ông Edward Zoiss, Chủ tịch bộ phận không gian và hệ thống bay của L3Harris Technologies, nhận định: “Mục tiêu cuối cùng là bảo vệ toàn bộ Mỹ, tạo một mái vòm bảo vệ lãnh thổ quốc gia”.

Theo ông Jasper, một số hệ thống phòng thủ có thể được triển khai ngay từ năm 2026 theo phương thức từng bước — bảo vệ khu vực này trước, rồi dần mở rộng khi sản xuất hàng loạt.

Ông Jonathan Moneymaker, CEO của BlueHalo, cho biết thách thức chính không nằm ở công nghệ, mà là cách tổ chức hệ thống phối hợp quy mô lớn.

Ông John Clark, Phó Chủ tịch Lockheed Martin, gợi ý Lầu Năm Góc nên tận dụng các hệ thống sẵn có từ lực lượng Vệ binh Quốc gia hoặc cơ sở hạ tầng phòng thủ nội địa.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: việc triển khai các hệ thống đó trong nước sẽ làm suy giảm kho vũ khí sẵn sàng cho các cuộc xung đột toàn cầu — dù có thể bổ sung lại sau.

Thách thức vũ khí mới: Quỹ đạo

Ông Zoiss, người đứng đầu L3Harris Technologies — công ty đã chế tạo vệ tinh cho Cơ quan Phòng thủ tên lửa — giải thích rằng thách thức lớn nhất hiện nay là các loại tên lửa hành trình và siêu vượt âm có khả năng cơ động, không đi theo quỹ đạo parabol truyền thống như ICBM trước đây.

“Giờ đây, ta không thể đoán chính xác điểm rơi của tên lửa. Hệ thống phòng thủ của Mỹ phải thích nghi để theo dõi toàn bộ quỹ đạo bay của vũ khí mới này”.

Vì vậy, radar đặt trong không gian sẽ là yếu tố then chốt giúp phát hiện sớm các mối đe dọa tầm xa, đặc biệt là khi chúng né tránh radar mặt đất và radar trên biển bằng cách bay theo đường cong địa cầu.

Vòm Vàng có thể tích hợp các hệ thống đã triển khai như: Hệ thống Phòng không Tích hợp Khu vực Thủ đô (NASAMS ở Washington, D.C.); Hệ thống bảo vệ đảo Guam của Lục quân (IFPC Increment 2); Vũ khí vi sóng công suất cao để triệt hạ bầy drone; Các hệ thống phòng không di động của Thủy quân lục chiến, bao gồm bệ phóng Iron Dome cải tiến;

Ngoài ra, Mỹ có thể cần radar vượt đường chân trời, đặc biệt là để phát hiện tên lửa bay thấp ở khu vực Bắc Cực — nơi dễ bị “mù radar”.

Tướng Guetlein cho biết cần “phá vỡ rào cản” giữa các điều khoản pháp lý liên quan đến hoạt động quốc phòng (Điều 10) và tình báo (Điều 50) để tạo sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan.

“Không nghi ngờ gì nữa, thách thức lớn nhất của chúng ta sẽ là hành vi và văn hóa tổ chức, làm sao để gắn kết mọi mảnh ghép lại với nhau”.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Mrs.Bích Thủy

☎  Hotline (zalo) :  09043 59 559 –  0914 051 216

Đăng ký www.dautuforex.vn và  www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất

Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2

Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2

Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

bạn muốn nhận robot giao dịch tự động

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33

Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút

đăng ký tại đây ➡https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2

Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32

Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2

Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2

Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần

Đăng ký tại đây ➡ https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9

Tag : Đầu tư forexđầu tư ngoại hốicách đầu tư forexphương pháp đầu tư forexmở tài khoản giao dịch forexforex là gìđầu tư forex như thế nàokinh nghiệm đầu tư ngoại hốikinh nghiệm đầu tư forexchiến lược giao dịch forexphương pháp giao dịch forexhệ thống giao dịch forex hiệu quảkhóa học forex miễn phíhọc forex miễn phíđầu tư forex bằng robotrobot giao dịch forexrobot forexea forexChơi forexsàn forexcách chơi forexsàn forex uy tínsàn giao dịch forexcó nên chơi forexhướng dẫn chơi forexsàn forex quốc tếcách chọn sàn forex.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here