Chuyên gia: Tổng thống Joe Biden sẽ bớt cứng rắn với Trung Quốc trong thương mại

TS Phạm Cao Cường nhận định ông Joe Biden sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức ngoại giao, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc.

Với 271 phiếu đại cử tri dành được cho đến lúc này, cựu Phó Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng trước ông Donald Trump, trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ, trước mắt ông Biden sẽ là thách thức không hề nhỏ về đối nội và đối ngoại cần phải giải quyết, lấy lại niềm tin của cử tri trong nước cũng như nâng cao vị thế của Washington trên trường quốc tế.

Để làm rõ hơn về chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, VTC News có cuộc phỏng vấn TS Phạm Cao Cường – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, về vấn đề này.

– Bị đánh giá là có chính sách yếu đuối với Trung Quốc, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Biden sẽ làm gì để khẳng định chính sách đối ngoại với Bắc Kinh trước di sản quá lớn của người tiền nhiệm, thưa ông?

Chính sách, quan điểm, tư duy, tầm nhìn của ông Joe Biden đối với Trung Quốc thể hiện rất rõ dưới thời kỳ chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trong quá khứ, chính sách của chính quyền Obama là muốn lôi kéo Bắc Kinh vào quỹ đạo và ủng hộ sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump lại cho rằng đó là thất bại về chính sách, nhấn mạnh việc Mỹ ủng hộ sự trỗi dậy hòa bình ở Trung Quốc không thực sự như mong muốn. Theo ông, Bắc Kinh càng can dự vào các vấn đề quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước thì càng mở rộng ảnh hưởng. Điều đó gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ không chỉ riêng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà còn trên trường quốc tế.

Sau khi ông Biden lên cầm quyền, Mỹ khó có thể quay lại với tư duy mềm mỏng với Trung Quốc như trước đây. Washington đang triển khai nhiều kế hoạch, thực hiện đường lối đối ngoại nhằm kiềm chế, ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực. Do đó, việc quay lại mối quan hệ hai bên như thời kỳ đầu của chính quyền Trump rất khó xảy ra.

Hơn nữa, cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ hiện nay đều có tiếng nói chung, cứng rắn đối với Trung Quốc. Điều này được xem là sự đồng thuận “hiếm thấy” trong chính trường Mỹ. Và đây là cơ sở để ông Bien tiếp tục thực thi đường lối đối ngoại cứng rắn đối với Bắc Kinh như chính quyền Trump từng làm.

Trong chiến lược an ninh quốc gia, hay báo cáo về tình hình Trung Quốc, Washington luôn coi Bắc Kinh là mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ. Các biện pháp của chính quyền Biden về các mục tiêu trong quan hệ với Trung Quốc sẽ khó thay đổi, song cách thực thi chính sách hay biện pháp áp dụng đối với Trung Quốc có thể sẽ mềm mỏng hơn so với chính quyền Trump.

Có thể chính sách của Mỹ dưới thời ông Biden sẽ vẫn hướng đến ngăn cản, kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong vấn đề thương mại, các mối quan hệ trên thế giới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thậm chí cả ở châu Phi và các khu vực khác.

Mục tiêu của Mỹ về vấn đề thương mại, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chính sách về quốc phòng an ninh, thậm chí là vấn đề Đài Loan sẽ được quan tâm dưới thời ông Biden song cách thực hiện sẽ có sự mềm mỏng hơn. Ông Biden sẽ dần tháo gỡ vấn đề trên cơ sở hai bên tìm được tiếng nói chung.

Trong vấn đề thương mại, có lẽ chính quyền Biden sẽ bớt cứng rắn hơn và tìm cách đạt được sự thỏa hiệp với Bắc Kinh. Trung Quốc là thị trường lớn trên thế giới, hợp tác với nước này mang lại nhiều lợi ích của kinh tế Mỹ. Vì vậy, chính quyền Biden sẽ cân nhắc trong vấn đề đàm phán với Trung Quốc để làm sao có lợi cho nước Mỹ.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Biden sẽ cố gắng gây sức ép để Trung Quốc thực hiện cam kết giai đoạn một của thỏa thuận thương mại giữa hai bên như mua các hàng nông sản của Mỹ như cam kết, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư Mỹ tại Trung Quốc, hạn chế các biện pháp về sử dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ thông tin.

Đáng chú ý, trong chiến dịch tranh cử, ông Biden luôn đề cao vấn đề dân chủ, nhân quyền lên hàng đầu. Do đó, trong quan hệ với Trung Quốc, các vấn đề dân chủ, nhân quyền hay các vấn đề trong nội bộ Trung Quốc sẽ được chính quyền Biden coi trọng. Đây là những yếu tố được đảng Dân chủ quan tâm và trong cương lĩnh tranh cử của ông Biden cũng đã nhấn mạnh đến các vấn đề này.

Ngoài ra, còn một số vấn đề điểm nóng trong nội bộ Trung Quốc như vấn đề Hong Kong, Tây Tạng cũng sẽ được chính quyền Biden khai thác, coi đó là quân bài để đưa ra cách ứng xử hợp lý với Trung Quốc trong từng thời điểm. Washington cũng sẽ tăng cường gắn kết các đồng minh, kêu gọi ủng hộ trong việc ngăn chặn, kiềm chế Bắc Kinh.

– Dưới thời ông Trump, Mỹ đã đề ra chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm gia tăng ảnh hưởng ở khu vực. Vậy chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ ra sao dưới thời ông Biden, thưa ông?

Mỗi một Tổng thống Mỹ quyền sau khi lên cầm quyền đều đưa ra một chính sách mới, một tư duy và tầm nhìn mới. Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ rất chú trọng đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thế nhưng, không gian địa chiến lược của khu vực đó đã mở rộng ra Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các tuyên bố của ông Biden trong quá trình tranh cử ít khi đề cập đến cụm từ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cụm từ này chủ yếu xuất phát từ chính quyền Trump khi vạch ra “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Việc chính quyền Biden có tiếp tục sử dụng cụm từ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong chiến sách đối ngoại hay trở lại sử dụng cụm từ châu Á – Thái Bình Dương hoặc châu Á vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.

Dù chính quyền ông Biden có sử dụng cụm từ nào trong chính sách đối ngoại ở khu vực thì mục tiêu của Mỹ vẫn không thay đổi. Washington luôn coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương bởi đây là khu vực có vị trí địa lý chiến lược, tuyến đường hàng hải quan trọng đi qua và là thị trường chiếm 3/4 GDP của toàn thế giới.

Mong muốn của Mỹ là giữ cho khu vực này ở nguyên trạng, đảm bảo lợi ích của Washington. Đây cũng là khu vực rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, cho nên Washington bố trí lực lượng quân sự mạnh để đảm bảo tính răn đe trên các điểm nóng. Một khi giải quyết tốt tất cả các khủng hoảng ở khu vực này thì Mỹ có thể đảm bảo được sự dẫn dắt cũng như tính ổn định của toàn bộ khu vực trên thế giới.

Bên cạnh đó, Mỹ quan tâm hơn đến khu vực này bởi ở đây có nhiều đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Australia và các đối tác quan trọng khác trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á. Hầu hết trong các chính sách từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, Washington đều rất coi trọng đồng minh. Các mối quan hệ đồng minh ủng hộ và tạo dựng vị thế của Mỹ, cũng như tạo ra mạng lưới liên minh quân sự để củng cố vai trò lãnh đạo của Washington đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thậm chí cả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và toàn bộ khu vực châu Á.

Một mục tiêu nữa là dân chủ và nhân quyền. Các chính quyền trước đó như thời Obama hay Bill Clinton đều coi trọng vấn đề này. Đây là một trong những mục tiêu để tạo ra sự ổn định về mặt địa chiến lược, thúc đẩy dân chủ cũng như sự phát triển kinh tế, giữ cho lợi ích của Mỹ ở khu vực này không thay đổi.

Trên đây là một số mục tiêu gần như cố hữu trong chính sách của Mỹ. Các đối sách có thể được điều chỉnh trong từng thời điểm nhưng mục tiêu về lâu dài của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ không thay đổi.

– Theo ông, liệu ông Biden có thành công khi quay trở lại chính sách hợp tác đa phương, xóa bỏ di sản bảo hộ của ông Trump?

Dựa trên những gì ông Biden tuyên bố trong quá trình vận động tranh cử cũng như quan điểm, chính sách khi ông còn là Phó Tổng thống dưới trướng ông Obama, có thể nhận định, trong nhiệm kỳ của mình, ông Joe Biden sẽ đề cao chủ nghĩa đa phương, giảm bớt chủ nghĩa đơn phương và biệt lập, dân túy của chính quyền Trump. Ông Joe Biden coi trọng hợp tác đa phương và xem đó là một trong những biện pháp để nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín chính trị của Mỹ.

Chính sách đa phương còn thể hiện trong việc ông Joe Biden tuyên bố sẽ đưa Mỹ tham gia lại các diễn đàn quốc tế như ký thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, tổ chức UNESCO, tiếp đến là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thậm chí có thể quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Về lâu dài, ông Joe Biden có thể sẽ tiếp tục đàm phán thỏa thuận hạt nhân tầm trung với Nga (INF) và các thỏa thuận thương mại tự do đa phương. Ông Biden sẽ tham gia vào các diễn đàn khu vực như thời chính quyền Obama – ký quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và ASEAN, trấn an đồng minh và đối tác khu vực.

Trong suốt nhiệm kỳ ông Trump, ông chỉ đến tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Nam Á và ASEAN một lần duy nhất vào năm 2017, sau khi đắc cử. Cả ba hội nghị gần đây, ông đều vắng bóng, chỉ cử Phó Tổng thống và Cố vấn An ninh Quốc gia tham dự. Điều này tạo ra hoài nghi từ các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á về những cam kết của Washintton, cho rằng Mỹ không quan tâm đến khu vực này. Vì vậy, sau khi lên cầm quyền, ông Biden có thể quay trở lại tham gia các thỏa thuận, diễn đàn đa phương ở khu vực, kể cả diễn đàn APEC.

Trong các chiến dịch tranh cử, ông Biden phản bác mạnh mẽ các chính sách, đường lối đối ngoại của ông Trump. Trước mắt, ông Biden có thể sẽ điều chỉnh dần một số chính sách chính quyền Trump đã làm mà không phù hợp với chính quyền mới, song không thể thay đổi ngay toàn bộ đường lối đối ngoại đó. Để thay đổi những di sản trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump để lại, ông Biden cần có thời gian bởi nếu xóa bỏ ngay sẽ gây ra những điều tiếng không hay cho chính quyền mới.

– Khu vực Trung Đông luôn được Mỹ ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Vậy dưới thời ông Biden, chính sách của Mỹ với khu vực này sẽ theo chiều hướng nào, thưa ông?

Hiện nay, Mỹ đã làm trung gian hòa giải cho Israel ký thỏa thuận hòa bình với Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và một số quốc gia khác ở khu vực Trung Đông. Đây là bước tiến triển rất tốt. Đó cũng là điều mà các chính quyền trước đây muốn làm, tuy nhiên sự quyết tâm và khả năng đạt được điều đó không phải dễ dàng.

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

Khi Mỹ đã đạt được kết quả tốt, chính quyền Biden sẽ tiếp tục đường hướng đó, đồng thời tăng cường nhiều chính sách đối với Trung Đông, đặc biệt trong vấn đề Pakistan, hay vấn đề Sybia. Trung Đông vẫn là địa bàn chiến lược, quan trọng đối với Mỹ và là nguồn cung cấp dầu của thế giới.

Mặc dù hiện nay Mỹ đã có thể sản xuất các loại năng lượng từ đá phiến, nguồn cung dầu từ khu vực Trung Đông vẫn rất quan trọng. Hơn nữa, khu vực này có đồng minh của Washington là Israel. Trong chính sách đối ngoại ở châu Á, chính quyền Biden vẫn tiếp tục đề cao ưu tiên trong chính sách với Trung Đông song sẽ có sự điều chỉnh cân bằng giữa khu vực này và các điểm nóng khác.

– Dưới thời ông Trump, Biển Đông luôn được chính quyền Mỹ quan tâm, gắn liền với  sáng kiến an ninh hàng hải của Washington. Vậy vấn đề Biển Đông sẽ ra sao sau khi ông Biden lên nắm quyền, thưa ông?

Trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, có lẽ chính quyền Biden sẽ tiếp tục các chiến dịch tự do hàng hải, yêu cầu Bắc Kinh không đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực đối với các quốc gia láng giềng trong giải quyết tranh chấp, phản bác lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, cam kết bảo vệ lợi ích của Philippines, Nhật Bản – các đồng minh của Mỹ, trong các tranh chấp về an ninh hàng hải ở khu vực.

Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ về mặt quân sự, ký kết thỏa thuận an ninh đối với từng quốc gia trong khu vực. Trong các thỏa thuận này, Washington sẽ cân nhắc để làm sao Mỹ có vai trò chi phối, hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực.

Về cơ bản, chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông sẽ được triển khai mạnh mẽ, tiếp nối di sản chính quyền Trump để lại. Tuy nhiên, mức độ can dự của chính quyền Biden tới đây đối với vấn đề Biển Đông như thế nào còn tùy thuộc vào ý kiến Lầu Năm Góc, Quốc hội và Nhà Trắng. Đây là những cơ quan có tiếng nói quan trọng trong thời gian qua, tạo điều kiện để chính quyền Trump có những động thái quyết liệt trong vấn đề Biển Đông.

Một khi ông Trump đã cởi trói cho tất cả các tư duy của Mỹ, “lật bài” khi coi Trung Quốc là đối thủ, đe dọa đến lợi ích của Washington thì quan điểm của chính quyền Biden sẽ theo đường hướng này. Ông Biden tiếp tục chính sách cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, đồng thời đi kèm với đó là các vấn đề dân chủ, nhân quyền ở khu vực và đối với Trung Quốc.

Các chính sách của Donald Trump hiện nay đã tạo ra niềm tin đối với các nước trong khu vực, cam kết mạnh mẽ hơn trong giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như trong việc vấn đề duy trì tự do hàng hải. Nếu Mỹ không tạo sức ép và có các hành động cứng rắn với Trung Quốc thì Bắc Kinh càng lấn tới. Một khi có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ sẽ đe dọa đến sự bất ổn khu vực, tạo ra sự nghi ngờ, thậm chí khiến tình hình Biển Đông có thể phức tạp hơn.

– Sau khi lên nắm quyền, liệu ông Biden sẽ đến thăm nước nào đầu tiên, thưa ông?

Sau khi lên cầm quyền, các đời Tổng thống Mỹ đều coi trọng đối tác chiến lược, đặc biệt là các quan hệ đồng minh. Điều đó luôn tạo ra sự tin tưởng, niềm tin đối với các đồng minh và đối tác chiến lược. Trước đây, sau khi lên cầm quyền, ông Obama đã có chuyến công du khoảng 7 đến 10 ngày đến các nước Đông Nam Á. Khả năng sau khi làm chủ Nhà Trắng, ông Biden cũng có thể đi Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.

Nếu đến Đông Nam Á, có thể ông Biden sẽ đến Indonesia. Indonesia từ lâu là một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị được coi trọng trong khu vực, là quốc gia theo Hồi giáo và cũng là nơi Mỹ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Cho nên, Indonesia là một lựa chọn mà ông Biden có thể cân nhắc trong kế hoạch công du.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cũng không ngoại trừ khả năng ông Joe Biden sẽ đến châu Âu bởi khu vực này vẫn là địa bàn chiến lược đối với Mỹ. Phần lớn các chiến lược kinh doanh hay hoạt động về mặt quân sự trong Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều quan trọng đối với Mỹ.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

Thời gian qua, quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh châu Âu có một số vấn đề. Đặc biệt là các quốc gia như Pháp, Đức chỉ trích các chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, khi ông yêu cầu các nước đồng minh NATO tăng ngân sách quốc phòng lên 2%. Để tạo sự đồng thuận, Mỹ phải lấy lại niềm tin của các quốc gia, hàn gắn các rạn nứt trong quan hệ với các quốc gia châu Âu.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

 

Mrs.Bích Thủy

☎  Hotline (zalo) : 0914051216 – 0919382014

Đăng ký www.dautuforex.vn và  www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất

 

Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2

 

Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2

 

Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

 

bạn muốn nhận robot giao dịch tự động

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33

 

Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút

đăng ký tại đây ➡https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

 

Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2

 

Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32

 

Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2

 

Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2

 

Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần

Đăng ký tại đây ➡ https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9

 

 

Tag : Đầu tư forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here