BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng và các cặp ngoại tệ chính ngày 10/02

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Giá vàng cuối tuần trước đã chịu ảnh hưởng từ báo cáo của bảng lương phi nông nghiệp Mỹ sau khi Mỹ đưa ra con số về số liệu việc làm. Cụ thể kinh tế Mỹ đã tạo thêm 225.000 việc làm mới trong tháng Một, cao hơn so với dự báo 164.000 việc làm của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch. Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên con số 3.6% và mức lương hàng năm tăng 3,1%, vượt mức 3% dự kiến. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 3,6%, nhưng nó vẫn ở gần mức thấp trong lịch sử.

Đây là các con số hỗn độn khiến giá vàng biến động thất thường. Giới đầu tư đánh giá đây là dữ liệu tốt cho nền kinh tế Mỹ, dự kiến ​​sẽ giảm bớt nỗi lo làm chậm tăng trưởng GDP ở Mỹ trong quý đầu tiên và làm suy yếu thêm tỷ lệ cắt giảm kỳ vọng của Fed. Qua đó cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ không cho thấy bất kỳ dấu hiệu suy thoái đáng kể nào.

Đây là các tin tức nhất thời đã ảnh hưởng tới sự trồi sụt của giá vàng trong phiên Mỹ ngày thứ 6 tuần trước.

Tuy nhiên, sự bất ổn liên quan đến virus corona vẫn hiện hữu, vì vậy giá vàng sẽ vẫn tránh được việc đi xuống và có thể giữ tương đối ổn định. Dịch bệnh virus corona tiếp tục diễn biến xấu, kể từ ngày 10 và 6 tháng 2, số ca tử vong do coronavirus mới của Trung Quốc là 905, tăng 89 so với ngày hôm trước. Số bệnh nhân được xác nhận đạt 39828. Vì vậy nhu cầu mua vàng có thể sẽ tăng lên.

Sản xuất của Trung Quốc đã đóng cửa hơn một tuần tại thời điểm này. Và nếu điều đó được kéo dài, nó sẽ bắt đầu gây ra nhiều thiệt hại hơn, đặc biệt là thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhà đầu tư nên theo dõi những gì các ngân hàng trung ương trên thế giới đang làm để đối phó với coronavirus vì bất kỳ sự nới lỏng bổ sung nào sẽ thúc đẩy kịch bản nắm giữ vàng lâu dài. Lạm phát cũng là câu chuyện chính của Cục Dự trữ Liên bang, sau khi họ hứa sẽ kiên nhẫn khi nói đến lạm phát. Điều này làm cho chúng ta có một nền tảng rất hấp dẫn để giữ vàng trong năm nay. Nếu tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng từ virus corona thì có thể Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất, còn không thì hiện tại Fed cũng vẫn đang duy trì lập trường giữ nguyên mức lãi suất hiện tại sau 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2019.

Trong tuần trước, quỹ SPDR cũng đã mua vào 3.83 tấn vàng. Hầu như trong các tuần gần đây quỹ này đều âm thầm mua vàng vào với số lượng hạn chế. Lượng nắm giữ của quỹ đang làm 916.08 tấn vàng.

Các tin tức chính bao gồm báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ hôm thứ Năm và doanh số bán lẻ ngày thứ Sáu sẽ là hai báo cáo chính để theo dõi vào tuần này.

Vì vậy chúng tôi sẽ vẫn giữ quan điểm tăng giá đối với giá vàng trong dài hạn.

Với ngắn hạn ngày hôm nay có thể giá vàng sẽ ít biến động và thiên về xu hướng sideway trong biên độ 1559 – 1579  . Có thể vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ tin tức liên quan tới nền kinh tế Mỹ. Hiện tại USD đang được quan tâm nên vàng có thể chịu áp lực. Chúng ta có thể bán xuống quanh khu vực 1579 SL 1581 trong ngày hôm nay. Và chúng tôi sẽ mua lại khi giá về vùng 1559.

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

Giá dầu tuần trước giảm, tuần thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 7/2 giảm 0,8%, chốt tuần giảm 6,3%. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,2%, chốt tuần giảm 2,4%. Tổng cộng trong 5 tuần, giá hai loại dầu đều mất hơn 22%, rơi vào thị trường giá xuống.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của số việc làm tại Mỹ đã không thể bù đắp những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu ngày càng tăng do sự lây lan virus corona. Trong bối cảnh đó, dầu đã chịu nhiều áp lực và bước vào thị trường lao dốc do nhu cầu về dầu mỏ đang giảm bớt từ Trung Quốc khi nền kinh tế đang hứng chịu thiệt hại từ dịch corona. Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, với lượng dầu thô nhập khẩu năm 2019 xấp xỉ 10 triệu thùng mỗi ngày. Bộ trưởng Năng lượng Nga Novak dự đoán, Vì virus Trung Quốc, Nhu cầu dầu toàn cầu hàng ngày có thể giảm 150.000 đến 200.000 thùng vào năm 2020.

Nhà đầu tư đã cân nhắc phản ứng của Nga đối với khuyến nghị của Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC) OPEC+ vào ngày thứ Năm (06/02) về việc cắt giảm sản lượng của các thành viên và đồng minh thêm 600,000 thùng/ngày. Tuy nhiên, Lời đề nghị của JTC đã vấp phải sự kháng cự từ Nga.

Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, cho biết vào ngày thứ Sáu rằng nước này cần thêm thời gian để phân tích thị trường dầu mỏ và sẽ làm rõ lập trường của mình về việc cắt giảm sâu hơn vào tuần tới. Ông Novak cũng dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ giảm 150,000-200,000 thùng/ngày trong năm nay do dịch bệnh bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Vì vậy mọi động thái từ phía Nga cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ với việc ảnh hưởng từ dịch bệnh nên việc cắt giảm cũng chỉ là động thái tạm thời để cứu vãn giá dầu, và giá dầu thô sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp như hiện nay.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Các số liệu kinh tế gần đây đang ủng hộ cho đồng USD. Nền kinh tế Mỹ có nhiều khả quan hơn từ dữ liệu việc làm tăng, số đơn trợ cấp thất nghiệp giảm, Báo cáo tháng 1 cho thấy có thêm 225.000 việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 3,6%, nhưng nó vẫn ở gần mức thấp.

Trong khi các nền kinh tế ở khu vực Euro zone vẫn ảm đạm, và châu Á đang chịu thiệt hại từ dịch bệnh thì USD chính là đồng tiền sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư như một tài sản phòng ngừa rủi ro.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX

EUR

Thứ 6 tuần trước, dữ liệu hiệu suất sản xuất công nghiệp của Đức và Pháp thấp hơn đáng kể so với dự kiến ​​và hiệu suất thương mại cũng không tốt. Theo đánh giá, nếu những rủi ro bất lợi cho nền kinh tế của khu vực Euro Zone trở thành hiện thực thì Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ áp dụng các chính sách tài khóa mở rộng tức là họ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Các dữ liệu kinh tế của Đức liên tục suy giảm gần đây nên khả năng phục hồi kinh tế của khu vực là khá khó khăn. Vì vậy đồng EUR có thể sẽ vẫn chịu áp lực giảm.

GBP

Gần đây GBP vẫn chịu ảnh hưởng từ những lo ngại xung quanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu. 

Hiện tại đồng bảng Anh vẫn đang chịu áp lực khi cả hai bên đều có những bất đồng trong đàm phán lần này. Giới đầu tư tiếp tục lo ngại cho thủ tướng anh Boris Johnson khó có khả năng đạt được thỏa thuận thương mại thường có lợi cho mình.

Trước đó phía BoE hầu như không có động thái nào trước khi Anh chính thức rồi liên minh châu Âu EU. Và động thái của ngân hàng khi đó là chờ xem xét các số liệu sau khi Brexit. Nhưng với tình hình hiện nay thì tác động tiêu cực sau Brexit là rất lớn vì đàm phán thương mại tự do Anh-EU sau Brexit vẫn chưa đi đến  đâu, nên có thể kinh tế Anh sẽ chịu ảnh hưởng sau Brexit.

Vì vậy có thể phía BoE sẽ vào cuộc và cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2020. Vì vậy đồng bảng Anh có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực.

AUD

Hiện tại đồng đô la Úc đã trở thành một loại tiền tệ kém hiệu quả do những rủi ro kinh tế chịu thiệt hại từ cháy rừng, hạn hán, và đặc biệt là gián tiếp chịu ảnh hưởng từ dịch bện virus corona tại Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu của Úc và giá khoáng sản cũng giảm mạnh nên đồng AUD sẽ chịu đà suy giảm lâu dài.

Điều này có thể khiến RBA có thể sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay.

NZD

Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ công bố nghị quyết lãi suất đầu tiên trong năm vào lúc 8:00 thứ Tư tuần này. Dự kiến  ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 1%. Lạm phát gia tăng của New Zealand và những rủi ro toàn cầu do virus corona mới gây ra vẫn có thể cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Ngoài ra do ảnh hưởng từ Trung Quốc đang giảm nhu cầu nhập khẩu nên có thể kinh tế New Zealand cũng chịu ảnh hưởng. Vì vậy đồng tiền này sẽ vẫn suy giảm.

Chúng ta nên bán xuống với NZDUSD vì USD đang là đồng tiền mạnh.

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here