BT GROUP – Market update 20.7.2020: Tiềm năng đảo chiều suy yếu của thị trường chứng khoán

Henry

Phiên trading cuối tuần trước cho thấy tâm lý thị trường vẫn chưa thật sự rõ ràng, trader/investors hiện tại vẫn đang trong tình trạng “phân vân” giữa hai thái cực một tham (greed) và một sợ (fear). Điều tệ hơn nữa lúc này này là sự phân vân đó có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài trong tuần giao dịch sắp tới.

Cái tham và cái sợ hiện tại đến từ hai câu chuyện mâu thuẫn đó là: sự lạc quan được thúc đẩy bởi các báo cáo về tiến trình phát triển vắc-xin coronavirus cùng với dữ liệu kinh tế tích cực đối nghịch với những lo lắng leo thang được tạo ra bởi sự lây lan không ngừng của virus Covid-19, cho đến ngày hôm qua toàn thế giới đã có gần 14,3 triệu xác nhận các trường hợp mắc bệnh, cùng với tỷ lệ tử vong lên tới 602.100 trường hợp.

Sự không rõ ràng trong tâm lý giao dịch đó là nguyên nhân giải thích cho diễn biến đi lên của thị trường chứng khoán với hầu hết các cổ phiếu của U.S stock đều tăng nhưng Vàng – loại tài sản đại diện cho tính phòng hộ, trú ẩn cao lại cũng đã chứng kiến ​​mức tăng mạnh nhất hàng tuần vào ngày thứ Sáu.

Mặc dù tâm lý thị trường hiện không rõ ràng nhưng nếu phải xem xét kỹ cái tăng của chứng khoán hiện tại thì sẽ thấy nó khá rủi ro trên khía cạnh của phân tích kỹ thuật. Chỉ số S&P500 có tuần thứ ba liên tiếp tăng giá nhưng khối lượng giao dịch lại không tăng tương ứng, thấp hơn khoảng 25% so với mức trung bình 30 ngày.

Đồng thời, có thể thấy một loạt các nến daily có biên độ biện động rất nhỏ (ngày sau nhỏ hơn ngày trước) hình thành liên tiếp ngay tại ngưỡng kháng cự 3235 cho thấy động lượng (momentum) tăng giá thật sự không có mạnh như hình ảnh của ba cây nến Tuần tăng giá như trong biểu đồ dưới đây.

Về mặt phân tích cơ bản thì tuần trước, trader/investor tiếp tục có thể tin vào kịch bản phục hồi kinh tế hình chữ V với các dữ liệu mới hỗ trợ. Doanh số bán lẻ của Mỹ cao hơn kỳ vọng, tăng 7,5% trong tháng Sáu; Các số liệu về chi tiêu dùng cá nhân cũng đạt gần bằng mức trước khi dịch COVID bùng phát. Ngoài ra, Chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) đã vượt qua tất cả các dự báo đạt mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1959 (+57.1)…

Câu hỏi đặt ra lúc này là với một chuỗi liên tục các dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi cùng với một loạt các chính sách tài chính và tiền tệ chưa từng có nhưng chỉ số S&P500 không thể bứt phá được ngưỡng kháng cự 3235 kể trên mà ngược lại còn có những dấu hiệu suy yếu momentum trên phân tích kỹ thuật là vì sao? Hiện tại thì vẫn còn khá sớm để tiên đoán về khả năng đảo chiều suy yếu của thị trường chứng khoán, nhưng kịch bản này là rất đáng lưu tâm và cần được lên kế hoạch trước bởi một khi U.S stock quay đầu đi xuống, nó cũng sẽ là phát súng lệnh khởi đầu cho một loạt các lớp tài sản mang tính rủi ro cao như hàng hóa (dầu), tiền hàng hóa suy yếu; đồng thời nhóm các lớp tài sản trú ẩn như Gold và đồng JPY sẽ được hỗ trợ đi lên mạnh mẽ.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Ju2b9sR.png



Happy and safe trading!

__BT GROUP__



BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here