THỊ TRƯỜNG VÀNG
TIN TỨC CƠ BẢN
Tuần trước, mặc dù đồng USD ghi nhận mức tăng thứ hai liên tiếp, giá vàng vẫn tăng và cuối cùng đóng cửa gần mức 1.940 USD/ounce. Tuy nhiên biên độ dao động đã thu hẹp hơn so với các tuần trước nữa.
Về tin tức của tuần trước các yếu tố hỗ trợ cho giá vàng vẫn chiếm chủ đạo như thị trường chứng khoán giảm điểm, lo ngại về “Brexit cứng” đang nóng lên, giá dầu suy yếu do lo ngại về nhu cầu giảm bớt , căng thẳng địa chính trị giữa Trung – Ấn vẫn gia tăng …
Cuối ngày thứ 6 giá vàng đã hạ nhiệt khi CPI tháng 8 của Hoa Kỳ tốt hơn dự kiến, tuy nhiên vẫn thấp hơn tháng 7.
Ngoài ra quỹ SPDR đã bán ra 4.96 tấn vàng ngày thứ 6.
Về dài hạn, áp lực lạm phát gia tăng từ các chính sách nới lỏng của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục gây áp lực lên lợi suất thực, qua đó sẽ hỗ trợ tích cực đối với vàng.
Trong tuần này, tâm lý thị trường sẽ phụ thuộc vào những động thái mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào rạng sáng ngày thứ 5. Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên của ngân hàng trung ương sau khi Fed công bố mục tiêu lạm phát mới trung bình là 2%.
Nhiều nhà phân tích cho rằng mục tiêu lạm phát mới của Fed và sự tập trung vào việc thúc đẩy thị trường lao động có thể tạo ra một xu hướng tăng dài hạn mới cho giá vàng.
Nhìn chung giá vàng tuần này sẽ ít biến động trước thời điểm diễn ra cuộc họp FOMC. Nếu Fed chọn đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn thì giá vàng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ.
Ngày hôm nay có thể giá vàng có thể tiếp tục điều chỉnh giảm bởi áp lực từ sự phục hồi của đồng đô la.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Tại biểu đồ ngày D1 giá vẫn đang đi chuyển trong tam giác giá thu hẹp. 2 ngày nến đóng cửa cuối tuần hình thành nến pibar giảm và một nến giảm xác nhận trên đường trend giảm.
Tuy nhiên tại H1 giá đang nằm trên vùng giá hỗ trợ 1940. Nếu H1 giá đóng cửa trên vùng này thì có thể sẽ tiếp tục tiến tới vùng kháng cự cao hơn là 1954.
Chúng ta chờ H1 kết thúc, nếu nến đó vẫn nằm trên vùng hỗ trợ và đóng nến là một nến tăng với bóng nến trên ngắn thì chúng ta sẽ mua tiếp lên TP 1954, SL 1933
Nếu đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1938 chúng ta sẽ bán xuống TP 1923, SL 1947
Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất
THỊ TRƯỜNG DẦU
TIN TỨC CƠ BẢN
Dữ liệu công bố ngày cuối tuần cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ lên thêm 2 triệu thùng, điều này tiếp tục tạo áp lực lên giá dầu. Số liệu tồn kho khiến tâm lý của các nhà đầu cơ càng thêm căng thẳng do lo ngại về vấn đề tiêu thụ toàn cầu.
Hiện tại, OPEC vẫn chưa có động thái gì về sản lượng. Nếu giá dầu tiếp tục suy yếu và duy trì đà lao dốc vào tuần này, họ có thể buộc phải hành động.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhu cầu dầu thô phục hồi bị đình trệ, do đó, ngày càng có nhiều người trên thị trường suy đoán liệu OPEC có cần xem xét lại việc cắt giảm sản lượng để đạt được sự cân bằng trên thị trường dầu hay không.
Tình hình dịch bệnh do virus ở Châu Âu đã trở lại tồi tệ, trước đó tình hình vi rút ở khu vực đồng euro đã tốt hơn đáng kể so với ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, tình hình virus ở khu vực EU một lần nữa đã vượt qua ở Hoa Kỳ một thời gian. Đây là yếu tố áp lực mới nhất đối với giá dầu.
Ngoài ra, giá dầu hiện đang đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực khác, kinh tế phục hồi chậm, tàu chở dầu được sử dụng như một phương pháp tích trữ dầu thô, Ả Rập Xê Út hạ giá vật chất dầu thô bán cho châu Á, và mùa hè cao điểm du lịch châu Âu và châu Mỹ đã kết thúc.
Hiện tại giới đầu tư sẽ tiếp tục quan sát và chờ các động thái mới từ OPEC. Vì vậy giá dầu thời điểm tới sẽ vẫn duy trì ở mức thấp và đi ngang.
Tham gia kênh Telegram của chúng tôi
THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ
USD
Tuần này có rất ít các tin tức ảnh hưởng đến đồng đô la. Vào thứ 4 có dữ liệu về doanh số bán lẻ tháng 8, thứ 5 là cuộc họp FOMC, và cuối cùng thứ 7 có số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Nhìn chung nền kinh tế Mỹ được đánh giá đang trên giai đoạn phục hồi. Chỉ số CPI tháng 8 cũng cao hơn dự kiến, thị trường lao động cũng đang có dấu hiệu cải thiện.
Tuy nhiên về kế hoạch kích thích kinh tế của Quốc hội Hoa Kỳ vẫn đang bế tắc trong các vòng đàm phán có thể khiến Fed sẽ đưa ra các biện pháp kích thích thị trường lao động như trong yếu tố chính mà Fed đề cập đến trong cuộc họp Jackson hole hồi tuần trước.
Nếu Fed chọn đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn sẽ khiến đồng đô la lại suy yếu.
Vì vậy trước thời điểm diễn ra cuộc họp FOMC đồng USD sẽ vẫn ở trạng thái trung lập và chờ đợi chính sách mới từ Fed.
Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX
EUR
Đồng EUR tuần vừa rồi đã chịu áp lực hồi đầu tuần khi các nhà hoạch định chính sách châu Âu đưa ra cảnh báo đồng EUR đang tăng quá cao có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của khu vực Eurozone và làm tổn thương thêm chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên trong cuộc họp của ECB diễn ra, chủ tịch ECB cho biết sẽ không cần phải phản ứng quá mức với sự tăng giá của đồng euro. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Lagarde cho biết sẽ không nhắm vào tỷ giá hối đoái, điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương châu Âu không có quá nhiều lo ngại về việc tỷ giá đồng euro tăng mạnh. Điều này đã hạn chế đà suy giảm của đồng EUR.
Tuần này sẽ không có nhiều tin tức quan trọng liên quan tới đồng EUR. Vì vậy xu hướng của đồng EUR sẽ phụ thuộc nhiều vào xu hướng của đồng tiền đối thủ là USD.
Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền EUR/XXX
GBP
Tuần trước là tuần trứng kiến chuỗi giảm điểm mạnh của đồng bảng Anh sau khi các cuộc đàm phán giữa Anh và EU tiếp tục bế tắc và làm tăng nguy cơ đổ vỡ khi các quan chức Anh cho rằng Anh có thể rời EU mà không có thỏa thuận thương mại vào cuối năm.
ngoài ra, phía Anh đã đưa ra “Đạo luật thị trường nội bộ” nhằm “lật ngược” các điều khoản của thỏa thuận Brexit được ký năm ngoái, điều này cho thấy thị trường hiện tin rằng xác suất Brexit không có thỏa thuận là hơn 40%.
Phía EU hiện khẳng định rằng dự luật này “sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.” Theo thỏa thuận Brexit, Bắc Ireland vẫn nên là một phần của thị trường chung EU. Và có thể EU sẽ có các hành động đáp trả.
Dự luật hiện hành đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa châu Âu và Anh. Xác suất “brexit cứng” đã tăng trở lại.
Thứ 5 tuần này Ngân hàng Trung ương Anh sẽ đưa ra chính sách tiền tệ. Dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất, nhưng dự báo của các nhà phân tích là sẽ tăng mục tiêu mua tài sản lên 100 tỷ bảng trong tháng 11. Ngoài ra các nhận xét về thị trường lao động có thể khiến ngân hàng Anh tăng kích thích kinh tế.
Điều này sẽ khiến đồng bảng Anh chịu áp lực giảm giá đi kèm với rủi ro Brexit cứng.
Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền GBP/XXX
AUD
Vào chủ nhật, Chính phủ bang Victoria của Úc đã công bố kế hoạch giải cứu kinh tế trị giá 3 tỷ đô la Úc. Để giúp các công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bang trong trận dịch, chủ yếu bao gồm cắt giảm và trợ cấp thuế.
Ngoài ra việc gia tăng căng thẳng giữ Mỹ – Trung cũng có thể khiến đồng đô la Úc chịu áp lực.
Thứ 5 tuần này sẽ công bố số liệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Úc. Dự kiến sẽ tác động tiêu cực với đồng đô la Úc.
Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền AUD/XXX
CAD
Đồng đô la Canada đã tăng điểm sau cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Canada vào thứ Tư, mặc dù tuyên bố tỷ giá của ngân hàng về cơ bản là một sự lặp lại của tuyên bố chính sách tháng Bảy. Theo dự kiến, BoC giữ lãi suất ở mức 0,25% và nói rằng tỷ lệ sẽ được duy trì cho đến khi lạm phát đạt mục tiêu lạm phát của ngân hàng là 2%.
Tuy nhiên việc giá dầu suy yếu cũng đang kìm hãm đà tăng của đồng CAD.
Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền CAD/XXX
Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo
Chúc các bạn đầu tư thành công !