VÀNG
Sau khi trải qua một ngày giảm mạnh nhất trong bảy năm vào tuần trước, vàng đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này và quay trở lại ngưỡng 2.014 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng 31% trong năm nay được kích thích bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro do đại dịch covid-19 và rủi ro địa chính trị, môi trường lãi suất cực thấp và triển vọng lạm phát gây ra bởi các chính sách kích thích khổng lồ do các ngân hàng trung ương và chính phủ thực hiện.
Các tuần gần đây căng thẳng Mỹ – Trung vẫn tiếp tục gia tăng. Khi cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp diễn ra, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã bắt đầu các chính sách, cáo buộc nhằm gây áp lực và tăng cường đối đầu với Trung Quốc.
Trước đó, ông đã tuyên bố cấm cửa TikTok, tẩy chay Huawei và liệt vào “danh sách đen” hàng loạt các công ty công nghệ với lý do cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ.
Ngoài ra, công ty Berkshire Hathaway của Buffett tăng lượng nắm giữ tại các công ty khai thác vàng lớn, tin này cũng là một trợ lực rất lớn đối với vàng.
Các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách của Fed được công bố vào rạng sáng ngày thứ 5. Nếu nội dung thể hiện vẫn mang tính ” ôn hòa ” thì đồng USD có thể bị giáng một đòn nữa. Bất kỳ gợi ý nào cho thấy mục tiêu lạm phát trung bình hoặc kiểm soát đường cong lợi suất sắp được thiết lập sẽ gây bất lợi cho đồng đô la. Từ đó đẩy giá vàng tiếp tục tăng.
Về biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ. Thị trường dự đoán rằng một vòng đàm phán thỏa thuận kích thích kinh tế mới của Hoa Kỳ sẽ khởi động lại vào tháng tới, và trước đó, dường như không có nhiều hỗ trợ cho đồng USD. Các bất đồng vẫn chưa được giải quyết, qua đó vẫn hỗ trợ cho giá vàng.
Thêm vào đó, sự không chắc chắn về chính sách do cuộc bầu cử Hoa Kỳ mang lại, các nhà đầu tư đã chủ động giảm mức đặt mua đô la Mỹ dài hạn.
Nhìn chung, trước tình hình dịch bệnh tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới và những rủi ro tiếp tục tồn tại trong tình hình địa chính trị quốc tế, nhu cầu của các nhà đầu tư về tài sản trú ẩn an toàn vẫn tiếp tục đẩy giá vàng tăng cao.
USD
Ngày hôm qua, chỉ số đô la Mỹ tiếp tục xu hướng giảm, chạm mức thấp nhất trong một tuần. Hiện đồng Đô la Mỹ vẫn yếu trước biên bản cuộc họp của Fed.
Tuần trước, vị thế bán ròng bằng đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức lớn nhất kể từ tháng 5 năm 2011. Các giao dịch tiền mặt gần đây cho thấy vị thế bán ròng đã tăng hơn nữa kể từ thời điểm đó.
Ngoài ra, kế hoạch kích thích tài khóa của Mỹ vẫn đang trong bế tắc chính trị đã củng cố triển vọng ảm đạm của đồng đô la Mỹ.
Về số liệu kinh tế: Mặc dù thị trường việc làm đã được cải thiện và chi tiêu bán lẻ tăng trở lại, nhưng đà phục hồi của kinh tế Mỹ dường như vẫn còn mong manh. Hàng tuần vẫn có hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm virus mới, hàng trăm người chết mỗi ngày, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao gần gấp ba lần trước khi bùng phát.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm nhẹ và vẫn thấp hơn nhiều so với mức của tháng 2; doanh số bán hàng tại cửa hàng tương tự của Johnson Redbook, một chỉ số bán lẻ hàng tuần, đã cải thiện so với tuần trước, nhưng vẫn ở mức thấp.
Cuối cùng là sự không chắc chắn trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, sự không chắc chắn của các chính sách điều tiết kinh tế và tài khóa trong tương lai cũng theo đó mà tăng lên đáng kể, khiến đồng đô la Mỹ và các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng thời chịu áp lực.
Vì vậy đồng đô la Mỹ vẫn đang trong trạng thái bị bán ra.
EUR
Số liệu kinh tế do Eurostat công bố mới đây cho thấy, mặc dù kinh tế EU suy giảm mạnh trong quý II nhưng với việc liên tục đưa ra các biện pháp kích cầu và dần dần nối lại hoạt động và sản xuất, một số chỉ tiêu kinh tế có dấu hiệu chạm đáy và đang trên đà phục hồi.
Trong những tháng gần đây, triển vọng của đồng Euro rất mạnh. Điều này là do EU đã xử lý hiệu quả đại dịch virus corona. Ngay cả khi các trường hợp nhiễm virus gia tăng ở Tây Ban Nha và Đức, nhưng triển vọng của Eurozone tương đối lạc quan hơn so với triển vọng của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, đồng USD suy yếu là là một hỗ trợ tốt cho đồng EUR tăng giá.
Nhìn chung tâm lý thị trường vẫn lạc quan với đồng EUR nên đồng EUR vẫn dang trong trạng thái tăng trong dài hạn.
GBP
Bảng Anh tiếp tục nhận được hỗ trợ trong ngày hôm qua khi văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố rằng : Anh vẫn tin rằng nước này có thể đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU vào tháng 9.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên được lên kế hoạch cho đến đầu tháng 10, chưa đầy hai tuần trước hội nghị thượng đỉnh EU. Khối đã lưu ý các nhà đàm phán phải đảm bảo bất kỳ thỏa thuận nào trước tháng 10 để cho phép 27 quốc gia của EU phê chuẩn.
Ngoài ra đồng USD suy yếu cũng tạo yếu tố kích thích sự gia tăng của bảng Anh.
Hôm nay, nếu dữ liệu lạm phát của Anh gây ấn tượng với các nhà đầu tư và cho thấy các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang phục hồi sau đợt lao dốc kỷ lục trong quý 2, thì điều đó sẽ tiếp tục thúc đẩy tâm lý đồng bảng Anh có thể tăng cao hơn nữa.
AUD
Ngân hàng Dự trữ Úc đã công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 8 vào thứ 3. Họ duy trì tỷ lệ tiền mặt và mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm ở mức 0,25%.
Ủy ban Chính sách của Ngân hàng Dự trữ Australia tuyên bố rằng “suy thoái kinh tế không nghiêm trọng như dự kiến trước đây và hầu hết các khu vực ở Australia đang phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi có thể vẫn chậm hơn dự kiến trước đó. Đợt bùng phát ở bang Victoria có tác động lớn đến nền kinh tế.”
Biên bản cuộc họp cho thấy “các thành viên ủy ban chính sách nhất trí rằng các chính sách của RBA đang tiếp tục hoạt động như mong đợi. Kế hoạch chính sách đã giúp giảm chi phí tài chính, ổn định môi trường tài chính và hỗ trợ nền kinh tế.
Biên bản cuộc họp nêu rõ: “Ủy ban chính sách nhắc lại rằng trong môi trường hiện tại, Australia không cần điều chỉnh gói biện pháp. Tuy nhiên, các thành viên nhất trí tiếp tục đánh giá tình hình thay đổi trong nước và không loại trừ khả năng điều chỉnh các biện pháp chính sách hiện hành nếu cần thiết”.
Nhìn chung, thái độ của biên bản cuộc họp ở thái độ trung lập, tốt hơn một chút so với dự kiến. Đồng đô la Úc vẫn trong trạng thái được hỗ trợ.